Tên / Số / ký hiệu : Quy chế thực hiện dân chủ | |
Về việc / trích yếu | QUY CHẾ THỰC HIỆN DÂN CHỦ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ TRƯỜNG |
Ngày ban hành | 28/11/2013 |
Loại văn bản / tài liệu | Quy chế |
Là công văn (văn bản) | Thường |
Đơn vị / phòng ban | Nhà trường |
Lĩnh vực | Công đoàn |
Người ký duyệt | Nguyễn Linh |
Cơ quan / đơn vị ban hành | Nhà trường |
Xem : 2343 | Tải về : 1051 Tải về |
Nội dung chi tiết |
CHƯƠNG I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1: Mục đích thực hiện dân chủ trong nhà trường.1. Thực hiện có hiệu quả những điều trong Luật giáo dục và quyết định số 04/2000/QĐ BGD&ĐT ngày 01/03/2000 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc "Ban hành Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường" theo phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra". 2. Phát huy quyền làm chủ và tiềm năng, trí tuệ của tập thể cán bộ viên chức, xây dựng nhà trường trong sạch, vững mạnh góp phần tích cực vào việc đấu tranh, ngăn chặn nạn tham nhũng, lãng phí, quan liêu, phiền hà sách nhiễu dân. Điều 2: Nguyên tắc thực hiện dân chủ trong nhà trường. 1. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng bộ nhà trường theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện trách nhiệm của Hiệu trưởng và phát huy vai trò của tổ chức đoàn thể quần chúng, nhất là Công đoàn. Đồng thời kiên quyết xử lý những hành vi lợi dụng dân chủ, vi phạm pháp luật, cản trở người thi hành công vụ ở cơ quan, gây rối mất đoàn kết trong nội bộ. 2. Mỗi cán bộ, viên chức trong nhà trường cần nghiên cứu nắm vững quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường, nhận thức rõ trách nhiệm, quyền hạn của mình trong việc thực hiện Quy chế dân chủ. 3. Việc thực hiện Quy chế dân chủ trong nhà trường phải phù hợp với Hiến pháp và Pháp luật; quyền phải đi đôi với nghĩa vụ và trách nhiệm; dân chủ phải gắn liền với kỷ luật, kỷ cương trong nhà trường. CHƯƠNG II: NỘI DUNG CỤ THỂ VỀ THỰC HIỆN DÂN CHỦ TRONG HOẠT ĐỘNG NHÀ TRƯỜNG MỤC I: TRÁCH NHIỆM CỦA HIỆU TRƯỞNG.Điều 3: Hiệu trưởng có trách nhiệm. 1. Quản lý điều hành mọi hoạt động của nhà trường, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, chịu trách nhiệm trước Pháp luật và cấp trên về toàn bộ hoạt động của nhà trường. 2. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các Phó hiệu trưởng, giao trách nhiệm cho các Tổ chuyên môn và đôn đốc việc thực hiện những quy định về quyền hạn, trách nhiệm của BGH, tổ chuyên môn và cán bộ, công chức. 3. Quản lý cán bộ, viên chức nhà trường về các mặt phẩm chất đạo đức, sử dụng đào tạo thực hiện các chính sách để xây dựng đội ngũ cán bộ viên chức có phẩm chất năng lực công tác, đoàn kết thống nhất. 4. Lắng nghe và tiếp thu những ý kiến của cá nhân, tổ chức, đoàn thể trong nhà trường có biện pháp giải quyế theo đúng chế độ chính sách hiện hành của Nhà nước, đúng thẩm quyền, trách nhiệm được giao của Hiệu trưởng. Trong trường hợp vượt quá thẩm quyền giải quyết của Hiệu trưởng thì phải thông báo cho cá nhân, tổ chức đoàn thể trong cơ quan được biết và thông báo cấp trên. 5. Thực hiện chế độ họp đúng định kỳ: Họp BGH, Ban chấp hành Đảng uỷ, họp giao ban cơ quan, Hội nghị viên chức hàng năm. 6. Thực hiện chế độ công khai tài chính theo đúng quy định của Nhà nước; công khai quyền lợi, chế độ, chính sách và đánh giá định kỳ đối với cán bộ, viên chức của nhà trường về việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Chăm lo xây dựng tu bổ cơ sở vật chất nhà trường, tạo điều kiện động viên về tinh thần, vật chất cho cán bộ, viên chức. 7. Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý nhà trường; phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân, phát huy dân chủ trong tổ chức hoạt động của nhà trường. Định kỳ hàng quý họp với BCH Đảng ủy, nghe đại diện công đoàn, Đoàn thanh niên và Thanh tra nhân dân của trường phản ánh tình hình, giải quyết các kiến nghị. 8. Gương mẫu đi đầu trong việc đấu tranh chống những biểu hiện thiếu dân chủ trong nhà trường, như: Cửa quyền, sách nhiễu, thành kiến, trù dập, bưng bít, làm sai sự thật, làm trái nguyên tắc và những biểu hiện thiếu dân chủ khác. Bảo vệ và giữ gìn uy tín của nhà trường. 9. Hướng dẫn, đôn tốc kiểm tra hoạt động của cấp dưới, trực tiếp trong việc thực hiện dân chủ trong nhà trường và giải quyết kịp thời những kiến nghị của cấp dưới theo thẩm quyền được giao. 10. Phối hợp với tổ chức Công đoàn và Đoàn thanh niên tổ chức Hội nghị cán bộ viên chức mỗi năm một lần vào đầu năm học theo quy định của nhà nước. 11. Giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan tới cán bộ, công chức của nhà trường theo quy định của Luật khiếu nại tố cáo. Điều 4: Những việc Hiệu trưởng lấy ý kiến tham gia của cán bộ viên chức, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường trước khi quyết định: 1. Kế hoạch phát triển nghiên cứu giáo dục; nghiên cứu khoa học và các giải pháp lớn trong việc quản lý chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. 2. Quy trình quản lý đào tạo, các vấn đề chức năng, nhiệm vụ của các bộ máy tổ chức trong nhà trường. 3. Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ viên chức. 4. Kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho nhiệm vụ hoạt động của nhà trường. 5. Các biện pháp tổ chức phong trào thi đua, khen thưởng hàng năm, xây dựng lề lối làm việc, nội quy trong nhà trường. 6. Báo cáo theo định kỳ về sơ kết, tổng kết năm học, các báo cáo gửi cấp trên theo quy định của Nhà nước. MỤC II: TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC PHÓ HIỆU TRƯỞNG VÀ KHỐI TRƯỞNG. 1. Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn: Đ/c Vũ Thị Phượng - Giúp Hiệu trưởng quản lý chuyên môn. - Tham gia cùng lãnh đạo trực trong tuần. 2. Phó hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất: Đ/c Đỗ Thị Thu. - Giúp hiệu trưởng quản lý cơ sở vật chất của nhà trường. - Tham gia cùng lãnh đạo trực trong tuần. 3. Phó hiệu trưởng phụ trách hoạt động ngoài giờ lên lớp, GDHN, GD Nghề PT: Đ/c Nguyễn Thị Tuyết Hồng. - Tham gia trực trong tuần. - Trực tiếp quản lý đạo đức học sinh. MỤC III: QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA LÃNH ĐẠO NHÀ TRƯỜNG. 1. Đảm bảo đủ giờ tiêu chuẩn. 2. Nếu chưa đủ giờ phải trực tiếp giảng dạy hoặc làm công tác khác kiêm nhiệm được tính giờ như giờ tiêu chuẩn. MỤC IV: TRÁCH NHIỆM CỦA CÁN BỘ VIÊN CHỨC. Điều 5: Cán bộ, viên chức trong nhà trường phải có trách nhiệm. 1. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Luật giáo dục. Thực hiện đúng các quy định của Pháp lệnh cán bộ, công chức; Pháp lệnh chống tham nhũng; Pháp lệnh thực hành tiết kiệm. Tích cực hưởng ứng cuộc vận động "Hai không". 2. Tham gia đóng góp ý kiến với Hiệu trưởng. 3. Kiên quyết đấu tranh chống những hiện tượng cửa quyền, bè phái, mất đoàn kết và những việc làm vi phạm dân chủ, kỷ cương, nền nếp trong nhà trường. 4. Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, cán bộ viên chức; Tôn trọng đồng nghiệp; có trách nhiệm và hòan thành tốt công việc được giao. 5. Tự nhận xét đánh giá về quá trình công tác của mình theo định kỳ. Không tổ chức dạy thêm dưới bất kỳ hình thức nào, nếu chưa được cấp có thẩm quyền cho phép. 6. Tiếp thu có chọn lọc ý kiến của cơ sở phản ánh để báo cáo với Hiệu trưởng. Giữ gìn bí mật những điều chưa được nhà trường cho công bố rộng rãi. 7. Bảo vệ uy tín của nhà trường. MỤC IV: NHỮNG CÔNG VIỆC CÁN BỘ VIÊN CHỨC ĐƯỢC BIẾT. Điều 6: Tham gia ý kiến, giám sát kiểm tra thông qua dân chủ trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường. 1. Những chủ trương, chính sách, chế độ của Đảng và Nhà nước đối với nhà giáo, cán bộ, viên chức. 2. Các quy định về sử dụng tài sản, cơ sở vật chất của nhà trường. 3. Công khai các khoản đóng góp của cán bộ viên chức, việc sử dụng kinh phí và chấp hành chế độ thu chi, quyết toán theo quy định hiện hành của Nhà nước. 4. Việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến cán bộ viên chức nhà trường theo quy định của luật khiếu nại tố cáo. 5. Việc giải quyết các chế độ, quyền lợi về đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ viên chức. 6. Việc thực hiện thi tuyển dụng, thi nâng ngạch viên chức, nâng bậc lương, thuyên chuyển, điều động, đề bạt, khen thưởng, kỉ luật. 7. Tăng cường công tác tự kiểm tra tại nhà trường. Ban thanh tra nhân dan phát huy tích cực vai trò trách nhiệm được giao. 8. Báo cáo sơ kết, tổng kết, nhận xét, đánh giá cán bộ viên chức hàng năm. MỤC V: TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC ĐƠN VỊ, CÁC ĐOÀN THỂ, TỔ CHỨC TRONG NHÀ TRƯỜNG. Điều 7: Trách nhiệm các tổ chuyên môn. Tổ trưởng chuyên môn trong nhà trường là người đại diện cho các tổ, có trách nhiệm. 1. Chấp hành và tổ chức thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, các hoạt động dân chủ trong đơn vị tổ mình phụ trách. 2. Thực hiện ngiêm túc lề lối làm việc của tổ, giữa các tổ với nhau; thực hiện đầy đủ chức năng, nhiẹm vụ của tổ do Hiệu trưởng quy định và những quy định của Luật giáo dục đã ban hành; Tích cực thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. 3. Thường xuyên theo dõi đôn đốc việc thực hiện các yêu cầu của nhà trường về soạn bàn trên máy tính và sử dụng có hiệu quả các phương tiện dạy học hiện đại. Điều 8: Trách nhiệm của các đoàn thể, các tổ chức trong nhà trườg. Người đứng đầu các đoàn thể, các tổ chức trong cơ quan là người đại diện cho đoàn thể, tổ chức đó có trách nhiệm. 1. Phối hợp với Tổ chuyên môn và các tổ chức khác trong việc tổ chức, thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động nhà trường. 2. Nâng cao chất lượng hoạt động của các đoàn thể, các tổ chức, dân chủ bàn bạc các chủ trương, biện pháp thực hiện của nhà trường. 3. Ban Thanh tra nhân dân có nhiệm vụ thực hiện chức năng giám sát, kiểm tra việc thực hiện Quy chế dân chủ trong nhà trường, lắng nghe ý kiến của cán bộ, công chức, phát hiện kịp thời những biểu hiện vi phạm quy chế dân chủ trong các nhà trường để đề nghị với Hiệu trưởng giải quyết. MỤC VI: TRÁCH NHIỆM GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC CỦA CƠ QUAN VỚI CƠ QUAN QUẢN LÝ CẤP TRÊN, VỚI CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG. Điều 9: Cơ quan với cơ quan quản lý cấp trên. 1. Phục tùng sự chỉ đạo của Sở giáo dục đào tạo Quảng Ninh, Thành ủy Hạ Long và UBND thành phố, thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo định kỳ kịp thời, nghiêm túc, đúng quy định. 2. Kịp thời phản ánh với cấp trên những khó khăn, vướng mắc của nhà trường và kiến nghị những biện pháp khắc phục để cấp trên xem xét giải quyết. Phản ánh những vấn đề chưa rõ trong việc quản lý, chỉ đạo của cấp trên, góp ý với cơ quan quản lý cấp trên bằng văn bản. Trong khi ý kiến phản ánh chưa được giải quyết, nhà trường vẫn phải thực hiện nghiêm túc, chấp hành sự chỉ đạo của cấp trên. Điều 10: Cơ quan chính quyền địa phương. - Hiệu trưởng có trách niệm đảm bảo mối quan hệ, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, chính quyền địa phương để giải quyết những công việc có liên quan đến công tác của nhà trường. CHƯƠNG III: TỔ CHỨC THỰC HIỆN - Quy chế này được xem xét, sửa đổi bổ sung theo Nghị định của Hội nghị cán bộ, viên chức hàng năm.- Mọi cán nhân, tổ chức đoàn thể trong nhà trường phải nghiêm túc thực hiện quy chế này. Nếu vi phạm, tùy theo mức độ sẽ bị xử lý theo Pháp lệnh cán bộ viên chức. - Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, cần báo kịp thời để điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp. |
Tên lớp | Xếp hạng |
---|---|
a1 | 1 |
a2 | 2 |
a3 | 3 |
Xem chi tiết |