Tên / Số / ký hiệu : Tiêu chí chấm GVST trên nền tảng CNTT | |
Về việc / trích yếu | QUYẾT ĐỊNHBan hành Tiêu chí chấm thi cuộc thi “Giáo viên sáng tạo trên nền tảng công nghệ thông tin năm 2016” |
Ngày ban hành | 27/01/2016 |
Loại văn bản / tài liệu | Công văn |
Là công văn (văn bản) | Khẩn |
Đơn vị / phòng ban | Cục nhà giáo |
Lĩnh vực | Giáo dục |
Người ký duyệt | Hoàng Đức Minh |
Cơ quan / đơn vị ban hành | Bộ GD&ĐT |
Xem : 1443 | Tải về : 917 Tải về |
Nội dung chi tiết | ||||||
QUYẾT ĐỊNH Ban hành Tiêu chí chấm thi cuộc thi “Giáo viên sáng tạo trên nền tảng công nghệ thông tin năm 2016” CỤC TRƯỞNG CỤC NHÀ GIÁO Căn cứ Quyết định số 3535/QĐ-BGDĐT ngày 09 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo;VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ CƠ SỞ GIÁO DỤC Căn cứ Kế hoạch số 1122/KH-BGDĐT ngày 17 tháng 11 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện các nhiệm vụ hợp tác với Microsoft Việt Nam năm 2016; Căn cứ Quyết định số 5707/QĐ – BGDĐT ngày 17 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành “thể lệ cuộc thi giáo viên sáng tạo trên nền tảng công nghệ thông tin năm 2016”; Xét đề nghị của Trưởng phòng Nhà giáo, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Tiêu chí chấm thi cuộc thi “Giáo viên sáng tạo trên nền tảng công nghệ thông tin năm 2016”Điều 2. Tiêu chí này được dùng để đánh giá các bài thi trong cuộc thi “Giáo viên sáng tạo trên nền tảng công nghệ thông tin năm 2016” Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng, Trưởng phòng Nhà giáo, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
TIÊU CHÍ CHẤM THI Cuộc thi giáo viên sáng tạo trên nền tảng công nghệ thông tin năm 2016 (Ban hành kèm theo Quyết định số 15/QĐ-NGCBQLCSGD ngày 06 tháng 1 năm 2016 của Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục) Sản phẩm dự thi của giáo viên tham gia cuộc thi “Giáo viên sáng tạo trên nền tảng công nghệ thông tin năm 2016” (sau đây gọi chung là sản phẩm dự thi) sẽ được chấm qua 3 vòng, bao gồm chấm vòng 1, chấm vòng 2 và chấm chung khảo để chọn ra các sản phẩm đạt giải. I. Hình thức chấm thi Chấm vòng 1 Tại vòng chấm này, tất cả các sản phẩm dự thi được chấm tại nơi làm việc của Hội đồng chấm thi để chọn ra tối đa 200 sản phẩm dự thi vào chấm vòng 2. Chấm vòng 2 Tại vòng chấm này, các sản phẩm dự thi được chọn từ vòng 1 được chấm tại nơi làm việc của Hội đồng chấm thi để chọn ra tối đa 80 sản phẩm vào chấm chung khảo. Chấm chung khảo Tại vòng chấm này, các sản phẩm được chọn ra từ vòng 2 được chấm theo hai công đoạn như sau: - Công đoạn 1: Sản phẩm dự thi được chấm tại nơi làm việc của Hội đồng chấm thi theo tiêu chí chấm quy định tại mục 1 phần II. - Công đoạn 2: Sản phẩm dự thi được chấm trực tiếp tại địa điểm tổ chức tổng kết cuộc thi theo tiêu chí chấm thi trực tiếp được quy định tại mục 2 phần II. Giáo viên có sản phẩm dự thi được mời đến địa điểm tổ chức tổng kết cuộc thi để trình bày, thuyết minh về sản phẩm dự thi. Nội dung thuyết minh trình bày trên 1 tờ giấy khổ A0 và máy tính xách tay kèm theo các minh họa cần thiết cho sản phẩm dự thi. II. Tiêu chí chấm thi 1. Tiêu chí chấm chung cho cả 3 vòng Sản phẩm dự thi của giáo viên được chấm theo thang điểm 100 và được đánh giá theo các tiêu chí sau đây: 1. Tiêu chí 1: Lập kế hoạch và thiết kế môi trường học tập (1-12 điểm). Sản phẩm dự thi sẽ được đánh giá dựa trên các thành tố sau: Cách lập kế hoạch của hoạt động học tập (HĐHT); Mục tiêu và đầu ra của HĐHT; Học sinh có tham gia lập kế hoạch, đánh giá và chỉnh sửa công việc của mình; Việc lập kế hoạch HĐHT có tạo điều kiện cho sự phát triển các kỹ năng thế kỷ 21 của học sinh (ví dụ: xây dựng tri thức, sử dụng CNTT vào học tập, giải quyết vấn đề, tự kỷ luật, kỹ năng hợp tác và giao tiếp...). Yêu cầu: Đưa ra được bản kế hoạch chung, thể hiện được tính sáng tạo, sự đổi mới trong phương pháp giảng dạy và các HĐHT cho học sinh. 2. Tiêu chí 2: Bài trình bày của HĐHT – Bằng chứng cụ thể của việc học tập (1-8 điểm). Sản phẩm dự thi sẽ được đánh giá dựa trên các thành tố sau: Những hoạt động của học sinh chứng minh được việc lập kế hoạch học tập; Hoạt động học tập của học sinh thể hiện được các khía cạnh của kỹ năng thế kỷ 21 ( ví dụ: xây dựng tri thức, sử dụng CNTT vào học tập, giải quyết vấn đề, tự kỷ luật, kỹ năng hợp tác và giao tiếp...). Yêu cầu: Trình bày được sản phẩm và đầu ra của học sinh, có bằng chứng cụ thể của việc học sinh được tham gia trong suốt quá trình làm sản phẩm bao gồm cả việc sử dụng CNTT một cách đột phá. 3. Tiêu chí 3: Hợp tác (1-16 điểm). Sản phẩm dự thi sẽ được đánh giá dựa trên các thành tố sau: HĐHT thể hiện năng lực học sinh trong hợp tác, thương lượng với người học khác và đưa ra những quyết định độc lập để hình thành nội dung, quy trình hay sản phẩm của chính các em; Học sinh được làm việc cùng nhau trong HĐHT. Yêu cầu: HĐHT đòi hỏi học sinh làm việc hợp tác, đồng thời đưa ra các quyết định độc lập để phát triển sản phẩm chung để tạo nên sự thành công của nhóm. Học sinh có thể hợp tác với các bạn trong lớp hoặc những người lớn ngoài lớp học. 4. Tiêu chí 4: Xây dựng tri thức và khả năng tư duy phản biện (1-16 điểm). Sản phẩm dự thi sẽ được đánh giá dựa trên các thành tố sau: HĐHT kích thích khả năng xây dựng và áp dụng kiến thức của học sinh ở mức độ nào? và những kiến thức đó có phải là kiến thức liên môn không? Yêu cầu: Học sinh vượt lên khỏi việc lặp lại những gì các em được học trong lớp để xây dựng tri thức thông qua việc hiểu sâu, phân tích, tổng hợp, đánh giá. Những HĐHT này đòi hỏi học sinh tạo ra ý tưởng hoặc những hiểu biết mới để ứng dụng những kiến thức đã học vào các bối cảnh khác nhau và có sự liên kết thông tin, ý tưởng từ hai hay nhiều môn học với nhau. 5. Tiêu chí 5: Mở rộng học tập ra bên ngoài lớp học (1 -16 điểm). Sản phẩm dự thi sẽ được đánh giá dựa trên các thành tố sau: HĐHT đòi hỏi kỹ năng giải quyết vấn đề ở mức độ nào? Những giải pháp của học sinh có được áp dụng trong đời thực không? Yêu cầu: HĐHT không chỉ gói gọn trong 4 bức tường lớp học, trong thời lượng học của những tiết học truyền thống, theo các môn học chuẩn mực mà mở rộng ra phạm vi ngoài lớp học, gắn với đời sống thật. Ý tưởng, thiết kế, giải pháp của học sinh được đưa vào thực hành với đối tượng ngoài lớp học và có tác động tích cực tới cộng đồng địa phương hoặc thế giới . 6. Tiêu chí 6: Sử dụng CNTT vào giảng dạy và học tập một cách đột phá (1-16 điểm). Sản phẩm dự thi sẽ được đánh giá dựa trên các thành tố sau: Sử dụng CNTT theo hướng hỗ trợ xây dựng tri thức, hợp tác, học tập bên ngoài lớp học; Việc sử dụng CNTT tạo điều kiện cho xây dựng tri thức mới, mở rộng cơ hội học tập ra ngoài lớp học; Các công cụ CNTT được sử dụng một cách sáng tạo, đột phá để hỗ trợ quá trình học tập; Học sinh là đối tượng sử dụng CNTT một cách chủ động và tích cực, là người thiết kế các sản phẩm CNTT phục vụ vào HĐHT. Yêu cầu: HĐHT lôi kéo học sinh tham gia sử dụng CNTT – CNTT giúp học sinh xây dựng tri thức, mở rộng học tập ra bên ngoài lớp học; Học sinh sẽ gặp khó khăn khi xây dựng tri thức, mở rộng học tập bên ngoài lớp học ở mức độ đó nếu không sử dụng CNTT. 7. Tiêu chí 7: Giáo viên là người sáng tạo, là nhân tố tạo thay đổi (1-16 điểm). Sản phẩm dự thi sẽ được đánh giá dựa trên các thành tố sau: Giáo viên thay đổi quy trình học tập giảng dạy một cách đáng kể bằng việc sử dụng CNTT; Giáo viên tạo nên sự khác biệt vượt ra khỏi môi trường lớp học truyền thống. Yêu cầu: Trong những môi trường mà việc đổi mới dạy học là một thử thách, những thực hành giảng dạy sáng tạo và các công cụ CNTT được sử dụng một cách thực tế để thay đổi việc học tập của học sinh. Giáo viên thể hiện được những bằng chứng về sự liên tục cải thiện trong công tác chuyên môn, tạo hình mẫu về việc học tập suốt đời và sự tiên phong đi đầu của mình trong cộng đồng chuyên môn bằng cách hỗ trợ sự phát triển của các giáo viên khác và thúc đẩy sự hiểu biết của đồng nghiệp về tác động tích cực của sử dụng CNTT hiệu quả lên việc giảng dạy và học tập. 2. Tiêu chí chấm thi trực tiếp vòng chung khảo Ngoài các tiêu chí chung được áp dụng cho cả 3 vòng như trên, vòng chung khảo được chấm thêm các tiêu chí sau đây cho công đoạn chấm trực tiếp theo thang điểm 100. 1. Chuẩn bị (1-10 điểm) Giáo viên tự chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết theo yêu cầu để tham gia trình bày sản phẩm dự thi của mình. Cụ thể: - 1 tờ giấy khổ A0: ghi rõ tiêu đề sản phẩm dự thi, trình bày các thuyết minh, hình ảnh, minh họa sản phẩm dự thi của mình trên đó. - Một máy tính xách tay: có lưu sẵn bài trình bày, video (không quá 5 phút) và các phần mềm, tài liệu liên quan đến sản phẩm dự thi. - Các sản phẩm (nếu có) để dẫn chứng cụ thể hơn cho kết quả của sản phẩm dự thi. 2. Trình bày (1 - 40 điểm) Giáo viên giới thiệu về sản phẩm dự thi của mình. Thời gian trình bày không quá 10 phút (bao gồm cả trình chiếu video nếu cần thiết). 3. Trả lời câu hỏi (1-30 điểm) Giáo viên trả lời các câu hỏi do Hội đồng chấm thi đưa ra. Phần hỏi đáp không quá 5 phút. 4. Tiếng Anh (1-20 điểm) Giáo viên trả lời một hoặc một số câu hỏi bằng Tiếng Anh do Hội đồng chấm thi đặt ra (để giáo viên có cơ hội được chọn tham gia quốc tế trình bày sản phẩm, tiếng Anh là một tiêu chí để đánh giá.) Phần hỏi đáp tiếng Anh không quá 5 phút. Hội đồng chấm thi sẽ nghe trình bày của từng thí sinh theo thứ tự và chấm điểm. Thời gian dành cho phần thi của mỗi giáo viên tối đa không quá 20 phút.
|
||||||
Tên lớp | Xếp hạng |
---|---|
a1 | 1 |
a2 | 2 |
a3 | 3 |
Xem chi tiết |